Bd Lu

QUÁ "ĐUỐI" ĐỂ ĐI THAY ĐỔI DI CHÚC LIÊN T&# xanh ngọc bích

【xanh ngọc bích】Mệt mỏi với di chúc vì có nhiều sổ tiết kiệm

QUÁ "ĐUỐI" ĐỂ ĐI THAY ĐỔI DI CHÚC LIÊN TỤC

Công chứng viên tại một văn phòng công chứng ở TP.HCM chia sẻ hiện có nhiều trường hợp là người lớn tuổi tới văn phòng công chứng yêu cầu công chứng di chúc tài sản là sổ tiết kiệm cho người thân nhưng lại gặp nhiều khó khăn vướng mắc.

Mệt mỏi với di chúc vì có nhiều sổ tiết kiệm - Ảnh 1.

Người dân thực hiện thủ tục công chứng

Ngọc Dương

Điển hình, trường hợp của ông D. (74 tuổi, ngụ TP.HCM) có khoảng 20 sổ tiết kiệm ở nhiều ngân hàng khác nhau, mỗi sổ có kỳ hạn gửi là 6 tháng, sau đó ông lại làm sổ tiết kiệm mới với số sổ mới, ngày cấp mới. Do có nhiều con nên ông đã lập di chúc các sổ tiết kiệm này cho những người con khác nhau. Vì thế, cứ sau 6 tháng, ông D. vừa phải tới các ngân hàng và lại phải tới văn phòng công chứng để lập lại di chúc mới. Mục đích là để yên tâm tài sản của ông được chia đúng ý mình sau khi qua đời. Sau 3 năm với khoảng 6 lần đi lập lại di chúc như vậy, do lớn tuổi và thấy quá mệt mỏi, ông D. đã quyết định sổ tiết kiệm nào cho người con nào thì cho luôn chứ không chờ tới khi nào mất mới cho.

Theo công chứng viên nói trên, khoản 1 điều 2 luật Công chứng quy định: "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản". Nếu một người muốn lập di chúc để lại tài sản cho người thân thì họ phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản. Nghĩa là nhà đất thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xe thì có đăng ký xe; tiền thì có sổ tiết kiệm… Cũng theo vị công chứng viên này, trên thực tế không phải tài sản nào cũng là cố định cho tới cuối đời của người lập di chúc, chẳng hạn như sổ tiết kiệm.

CÓ THỰC SỰ BÓ TAY VỚI LUẬT ?

Trao đổi với PV Thanh Niênvề vấn đề nói trên, luật sư Trần Văn Giới (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết căn cứ theo điều 624 và 643 bộ luật Dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Di chúc bằng văn bản có thể được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã. Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thường đảm bảo được tính hợp pháp cao hơn các hình thức khác. Theo quy định của luật Công chứng, người lập di chúc muốn để lại tài sản cho người thừa kế, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng bắt buộc phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

Điều 56 luật Công chứng quy định trường hợp di chúc đã được công chứng, nếu người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần di chúc, đều có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc này. Nếu di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng khác, thì người lập di chúc phải thông báo cho công chứng đang lưu giữ di chúc biết về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Ông Vũ Thế Quyết, Chủ tịch Hội Công chứng viên tỉnh Bình Phước, chia sẻ khi người dân đi gửi tiết kiệm với thời hạn 6 tháng một lần và yêu cầu công chứng di chúc về số tiền này, nhưng sau đó lại tiếp tục gửi thêm tiền hoặc rút một khoản tiền trên sổ tiết kiệm đó, hoặc gửi với thời hạn khác… thì nội dung giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản trong di chúc đã bị thay đổi nên phải sửa đổi, bổ sung di chúc. Nhưng thực tế, nhiều người lập di chúc lại không biết để thực hiện việc bổ sung, sửa đổi di chúc.

Thực tế, ở tỉnh Bình Phước cũng đã xảy trường hợp ông nội lập di chúc để lại tài sản là toàn bộ số tiền gốc 3 tỉ đồng và lãi phát sinh trong một sổ tiết kiệm cho cháu nội hưởng và di chúc này được công chứng. Tuy nhiên, sau đó, ông nội rút một phần tiền ra để xây nhà thờ họ, phần tiền còn lại lập thành một sổ tiết kiệm mới, nhưng ông lại không biết để đi sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc đã lập trước đó. Vì thế, khi ông nội mất, di chúc nêu trên có hiệu lực. Mặc dù số tiền trong sổ tiết kiệm mới vẫn còn, nhưng số tiền trong sổ tiết kiệm cũ theo di chúc đã không còn, nên người cháu không được hưởng.

"Để tránh những trường hợp tương tự, người lập di chúc cần đề nghị ngân hàng cung cấp cho mình số tài khoản tiết kiệm mặc định tại ngân hàng. Khi lập di chúc, người lập di chúc sẽ căn cứ theo số tài khoản mặc định này, khi có thay đổi về số tiền tiết kiệm thì không cần phải sửa đổi, bổ sung hay lập lại di chúc mới", ông Quyết nói.

Đối với di chúc, cho dù công chứng hay chứng thực thì người lập di chúc đều phải mô tả di sản và nơi có di sản (theo điều 631 của bộ luật Dân sự quy định nội dung di chúc). Theo đó, người lập di chúc cần ghi rõ trong di chúc về di sản và nơi có di sản…

Một cán bộ thuộc một Sở Tư pháp cho hay di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết, do vậy khi những thông tin liên quan đến tài sản bị thay đổi, người hưởng di sản theo di chúc sẽ khó chứng minh quyền lợi của mình.

Để tránh rắc rối phải đi lại nhiều lần gây tốn kém, khi lập di chúc liên quan đến sổ tiết kiệm, người lập di chúc cần liên hệ với ngân hàng nơi gửi tiền tiết kiệm để cung cấp về số tài khoản mặc định, không thay đổi của mình tại ngân hàng, từ đó lập di chúc theo hướng sử dụng số tài khoản mặc định này. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap